Gốm và sứ khác nhau ở những đặc điểm nào?

Hẳn rằng chúng ta đã nghe đến nhiều khái niệm chung chung về gốm sứ. Tuy nhiên, bạn có biết gốm và sứ là hai loại sản phẩm có rất nhiều đặc điểm khác nhau hay không? Nhiều người hiện nay vẫn chưa biết phân biệt gốm và sứ khác nhau ở những điểm nào. Vậy thì thông qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến gốm sứ nói chung là các khái niệm nói riêng

gom bat trang cao cap 39

>> Xem thêm: Lọ hoa Bát Tràng

Trước hết, nhiệt độ nung của gốm thì thấp hơn sứ. Cụ thể, đồ gốm thì cần luôn ở nhiệt độ khoảng 700 đến 800 độ C. Còn đồ sứ thì nâng lên mức nhiệt độ cao hơn, khoảng 1280 và cao nhất là 1300 độ C. Lưu ý rằng, nhiệt độ rung của cả hai sản phẩm không nên vượt qua đó chỉ số cố định này, vì nếu nhiệt độ quá cao thì sẽ khiến sản phẩm bị biến dạng, nứt vỡ hoặc bị méo bị sùi.
Thứ hai, đồ gốm là sản phẩm ở dạng mộc và thô, chúng mặc dù đã được nung qua lửa nhưng vẫn chưa được phủ men và là nguyên liệu gốc. Sau khi gốm được tráng men thì người ta sẽ gọi đây là đồ sứ. Như vậy, tức là đồ sứ chính là sản phẩm phát triển của đồ gốm.
Gốm được tạo thành hình bởi thứ nguyên liệu gọi là đất sét đã qua xử lý bằng những kinh nghiệm truyền thống của các làng nghề. Đất sét được trộn hỗn hợp với các phụ gia hữu cơ hoặc vô cơ, được tạo hình bằng bàn tay của những nghệ nhân và được làm cứng lại bằng cách nung qua lửa. Nói một cách tổng quát, các sản phẩm đồ gốm chính là được tạo thành từ khoáng thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp, trong đó bao gồm kể cả kim loại. Mỗi làng nghề lại có cách xử lý nguyên liệu và chế biến nguyên liệu khác nhau, tạo ra các sản phẩm đồ dùng khác nhau.
Dù là đồ gốm thay đồ sứ thì chúng ta đều có thể trắng men hoặc không. Trong đó có rất nhiều kĩ thuật tráng men khác nhau. Tuy nhiên, Cũng không thể 100% dựa vào nhiệt độ nung sản phẩm để quyết định đó là gốm hay sứ, vì nhiều sản phẩm hiện này được sản xuất có nhiệt độ nung khác với nhiệt độ truyền thống. Ví dụ điển hình đó là gốm chịu lửa, chúng được nung ở nhiệt độ cao hơn 1350 độ C, và chúng vẫn được gọi là đồ gốm chứ chưa phải là đồ sứ.
Một phương diện phân biệt khác được kể đến đó là đồ gốm thì thường được áp dụng để tạo thành những bức tranh, bình hoa, lục bình hoặc để ứng dụng trong trang trí nhà cửa. Còn đồ sứ thì được dùng như những vật dụng sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như bát đĩa, thìa muỗng, ấm chén trà, đồ gia dụng, các dụng cụ trong nhà bếp nói chung. Các loại đồ sứ sau khi đã được nung ở nhiệt độ cao và tráng men, chúng có độ an toàn cao, không gây độc hại cho người sử dụng, thế nên chúng được sử dụng để chứa thực phẩm mà không phải lo lắng gì về tình hình sức khỏe.
Người ta còn phân biệt đồ gốm sứ bằng cách lấy thanh kim loại gõ nhẹ vào các sản phẩm. Nếu là đồ sứ thì âm thanh sẽ kéo dài và ngân vang hơn. Còn đồ gốm thì có độ xốp cao và giữ nhiệt kém nên thường dùng để trang trí nội thất thì phù hợp hơn.