Làm sao để nhận biết đồ gốm Bát Tràng có chì hay không?

Một trong những điều khiến người dùng hiện nay lo sợ đó là không biết những món đồ gốm sứ Bát Tràng mà chúng ta đang sử dụng liệu có bị nhiễm chì hay không? Không chắc chắn những sản phẩm bạn đang dùng là đồ gốm Bát Tràng chính gốc, vì hàng giả, hàng nhái hiện nay đã xuất hiện rất tràn lan trên thị trường, được làm bằng những loại đất không tốt, xử lý không tốt, thậm chí nhiễm chì gây độc hại cho người dùng. Bài viết này sẽ chia sẻ tới bạn một số lưu ý để nhận biết những sản phẩm như vậy, chúng ta sẽ cùng theo dõi.

gom su bat trang1_25.6

Đồ gốm nhiễm chì có tác hại gì?
Hầu hết chúng ta đều biết chất chì gây tác hại lớn đến thế nào đối với sức khoẻ con người. Chì gây rối loạn nhiều hệ thống trong cơ thể và gây nguy hại trực tiếp đến bộ phận tạo hút như tuỷ xương. Hậu quả lớn nhất do chì gây ra là ung thư dẫn đến tử vong. Nếu là phụ nữ đang mang thai bị nhiễm chì thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, dễ xảy ra hậu quả vĩnh viễn.
Chì xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hoá, đường da và đường hô hấp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến từng hệ thống hoạt động đó.
Sản phẩm càng nhiều hoa văn thì càng độc hại
Những đồ gốm sứ nếu bị vẽ bằng thứ hoa văn có chất liệu không đảm bảo thì chắc chắn sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Vì thế, đồ gốm càng nhiều hoa văn sặc sỡ thì lượng chì lại càng bị tập trung nhiều. Trong quá trình sản xuất, các loại gốm sứ kém chất lượng sẽ bị giảm nhiệt độ nung, cho thêm chì để màu sắc thêm rực rỡ và màu đẹp hơn, lại tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Tuy nhiên sản phẩm cuối cùng thì lại không đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người dùng.
Người dùng nên hạn chế dùng đồ gốm sứ có màu sặc sỡ và bát đĩa có tráng men màu trong lòng.
Kiểm tra chì trong đồ gốm sứ và lưu ý sử dụng
Bạn có thể dùng giấm ăn để kiểm tra. Bỏ giấm ăn vào bát đĩa, nếu thấy có biểu hiện trắng ra và giấm đổi màu thì bạn không nên sử dụng loại bát đĩa này nữa.
Ngoài ra, phần đáy bát chỗ không bị tráng men nếu bạn đổ nước vào mà nước hút nhanh thì là bát không được nung đủ nhiệt.
Nếu bát đĩa của bạn bị sần sùi, lớp men bóng bị bong tróc thì không nên sử dụng tiếp.
Cũng không nên bỏ đồ gốm sứ không chắc chắn nguồn gốc chất lượng vào lò vi sóng, cũng không đựng dưa chua, đồ lên men chua trong đồ gốm sứ lâu.