Gốm dùng làm đồ dùng hàng ngày đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhiều nghệ nhân đã sáng tạo dùng gốm để trang trí cho cột, tường…Một trong những công trình gốm sứ nổi tiếng khắp cả nước đó là con đường gốm sứ. Bạn đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó và biết con đường gốm sứ ở đâu tại Hà Nội không? Nếu chưa thì cùng gomquynhhuong.com tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Xem thêm: Làng gốm Bát Tràng ở đâu – Du lịch Bát Tràng
1. Ai là tác giả của “con đường gốm sứ”?
Đó chính là nhà báo kiêm họa sĩ Nguyễn Thu Thủy. Để chào mừng sự kiện Hà Nội – Thăng Long nghìn năm văn hiến, chị Thủy thực hiện dự án mang tên “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”.
2. Quá trình thực hiện
Dự án của chị Thủy đã thu hút được rất nhiều các họa sĩ trong và ngoài nước, ngoài 20 họa sĩ của Việt Nam còn có thêm 15 họa sĩ đến từ các quốc gia như Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp,…
Con đường gốm sứ còn được chính tay của hơn 100 nghệ nhân của các làng nghề gốm thực hiện. Cùng với đó là sự giúp sức của hơn 500 tình nguyện viên. Trải qua hơn 4 năm thực hiện, con đường gốm sứ đã được thực hiện thành công và trở thành 1 dự án nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia.
Con đường có chiều dài tổng gần 4km, gần 7000m2 tường được đính gốm. Với mỗi diện tích 3*3m thì cần sử dụng 1000 miếng gốm để lấp đầy 1m2 tranh.
3. Con đường gốm sứ là nơi hội tụ của những tấm lòng yêu nước
Với mục đích sử dụng gốm sứ truyền thống làm đẹp cho không gian công cộng, chị Thủy đã lên ý tưởng và thực hiện cùng các nghệ sĩ đương đại khác. Con đường bắt đầu từ cửa khẩu An Dương thuộc đường Yên Phụ, dọc theo các con phố Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và kết thúc tại cửa khẩu Vạn Kiếp.
Chị Thủy chia sẻ, kinh phí để xây dựng công trình phần lớn là đến từ cộng đồng, tài trợ xã hội và cả tiền của 2 vợ chồng anh chị. Sử dụng những đồng tiền tích góp của chính mình, chồng chị còn phải bán cả xe cổ của mình để phụ vợ, nhưng đến lúc dự án hoàn thành thì chị thấy vô cùng mãn nguyện.
4. Con đường gốm sứ thể hiện điều gì?
Con đường gốm sứ có 21 đoạn trường, tái hiện lịch sử Việt Nam qua các dòng thời đại. Đoạn trường A1 kể về dòng chảy lịch sử thời Đông Sơn, trải qua các thời kỳ nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Đoạn trường A1 còn có cả bức tranh tượng rồng thời Lý to lớn kèm dòng chữ “Thăng Long – Hà Nội 1000 năm”. Bạn có thể ngắm các tác phẩm nghệ thuật của đoạn trường A1 tại nút giao thông cầu Chương Dương.
Đoạn trường A2 có các văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc. Các nét văn hóa tiêu biểu được thể hiện và trang trí trên nền thổ cẩm.
Đoạn trường A3 tái hiện những bức tranh do trẻ em Việt Nam và quốc tế thể hiện trong chủ đề “Hà Nội – thành phố vì hòa bình”.
Đoạn trường A4 – A9 là những bức tranh gốm của các nghệ nhân trong và ngoài nước.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được “Con đường gốm sứ ở đâu tại Hà Nội?” và hiểu được ý nghĩa to lớn của nó. Nếu có dịp đến thăm Hà Nội thì hãy đến đây để nghiêm ngưỡng nét văn hóa đặc sắc này nhé.