10+ Làng gốm Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay

Gốm nghệ thuật đã tồn tại hàng ngàn năm và gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam, Bằng đôi bàn tay khéo léo, sự sáng tạo không ngừng của các nghệ nhâm, gốm đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang đậm tính dân gian. Chính vì vậy, để giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết về làng gốm Việt Nam nổi tiếng gomquynhhuong.com xin được gửi đến quý vị bài viết dưới đây.

Xem thêm về những bộ ấm trà tử sa của chúng tôi ngay ! 

Những làng gốm Việt Nam nổi tiếng

Làng gốm Chu Đậu

Làng gốm Chu Đậu là một trong những làng gốm Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ thứ 13 và phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ thứ 14. Cho đến thế ký thứ 17 thì làng gốm này đã suy tàn.

Đến năm 1980, ông Makato Anabuki nguyên là bí thư đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã nhờ bí thư tỉnh Hải Dương tìm kiếm nguồn gốc của tuyệt tác bình gốm hoa lam mà ông đã thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ với dòng chữ “Thái Hòa bát niên Nam Sách châu, tương nhân Bùi thị Hý bút” từ đó tỉnh Hải Dương đã thúc đẩy quá trình tìm kiếm cuối cùng đã khai quật được di tích Chu Đậu và cũng từ đây những người con nơi này đã bắt đầu khôi phục làng nghề gốm trứ danh một thời của ông cha. Hiện nay không những trong nước mà sản phẩm gốm Chu Đậu đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới.

Làng gốm Chu Đậu
Làng gốm Chu Đậu

Làng gốm Bát Tràng

Nhắc đến gốm thì ta nghĩ ngay đến làng gốm Bát Tràng ở ven đô Thăng Long với với lịch sử làng nghề hơn 500 năm nay. Bát Tràng được cắt nghĩa là Cái Sân Lớn, là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Nơi đây các dòng họ vẫn giữ được chất nghề kế thừa từ tổ tiên khiến từng sản phẩm đều mang một nét đặc trưng rất riêng cùng sự tinh xảo trên từng đường nét. Sản phẩm Gốm Sứ cũng từ đó được biết đến xa gần, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới với đa dạng mặt hàng kể đến như: lọ hoa, bát đĩa, tượng và phù điêu, đĩa treo tường,..

Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Phù Lãng

Phù Lãng là làng gốm thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã tồn tại với tư cách một làng nghề hơn 700 năm nổi danh với các sản phẩm trang trí và đồ gia dụng như bình trang trí, ấm, chum, đôn cảnh, chậu hoa, đôn cảnh,… được tạo nên từ sự mộc mã, dân dã của nước men da lươn.

Làng gốm Phù Lãng
Làng gốm Phù Lãng

Làng gốm Thổ Hà

Bên cạnh làng gốm Bát Tràng và Phù Lãng thì Thổ Hà là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của xứ Việt. Thổ Hà ngôi làng cổ thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang nơi sản xuất gốm với đặc trưng không dùng men phủ đồng thời được nung ở nhiệt độ cao để tự chảy men nhưng vẫn mang đến những sản phẩm tuyệt vời và rất được ưa chuộng.

Làng gốm Thổ Hà
Làng gốm Thổ Hà

Làng gốm Phước Tích

Gốm Phước Tích được gây dựng và phát triển hơn 500 năm và 20 năm nay trở lại đây nghề gốm Phước Tích đã không còn hoạt động. Gốm Phước Tích  nổi danh với sản phẩm gốm không men, bóng mịn, bền và tinh xảo, dễ dàng nhận ra bởi màu nâu đen của đất sét nâu nung qua lửa.

Làng gốm Phước Tích
Làng gốm Phước Tích

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà đậm chất là một làng nghề truyền thống được hình thành từ thế kỷ XVI với những sản phẩm gốm tinh tế từ mọi góc nhìn. Trước đây, làng gốm ra đời từ làng Thanh Chiêm sau một thời gian mới chuyển về tọa lạc tại Thanh Hà, Hội An, thành phố Hội An Quảng Nam như ngày nay.

Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Bàu Trúc

Bàu Trúc là một trong những làng gốm nổi tiếng nhờ các sản phẩm thủ công sắc sảo và kỹ thuật nung nấu đặc biệt, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm.

Làng gốm Bàu Trúc
Làng gốm Bàu Trúc

Làng gốm Biên Hòa

Làng gốm Biên Hòa nằm ven sông Đồng Nai thơ mộng với hơn 300 năm hình thành và phát triển, nổi danh nhất là 2 làng gốm lớn nhất đó là cụm gốm Trường Mỹ thuật thực hành Biên Hòa, làng gốm Tân Vạn được biết đến với kỹ thuật cùng nét đặc trưng riêng và đa dạng về thẩm mỹ bởi cách thể hiện và tài hoa của mỗi nghệ nhân là khác nhau.

Làng gốm Biên Hòa
Làng gốm Biên Hòa

Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh

Làng gốm Tân Phước Khánh hình thành từ giữa thế kỷ 17 và đến năm 30 của thế kỷ 20 thì nơi đây đã sở hữu hơn 10 lò gốm thủ công với vô vàn các sản phẩm nhắc đến như là bát, ấm chén, đĩa, ấm chén, bình lọ, chậu hoa, chân đèn,…Nét đặc trưng của gốm Tân Phước Khánh là toàn bộ đều được tráng men với gam màu xanh lục đậu hoặc da lươn. Song ngày này do nhu cầu đa dạng của khách hàng men gốm đã có thêm nhiều màu sắc khác nhau nhằm phục vụ người tiêu dùng.

Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh
Làng gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh

Làng gốm Cây Mai

Làng gốm Cây Mai được hình thành vào khoảng thế kỷ 17 tại Sài Gòn bởi một nhóm người Hoa nhập cư ở nước ta. Đến nay, gốm Cây Mai đã không còn tồn tại nhưng chúng ta cũng vẫn có thể bắt gặp ở một số ngôi chùa tại quận 5, quận 6 thành phố Hồ Chí Minh.

Làng gốm Cây Mai
Làng gốm Cây Mai

Làng gốm Vĩnh Long

Làng gốm Vĩnh Long được hình thành từ khá sớm chuyên sản xuất ra các sản phẩm từ đất sét đỏ không hề mang sắc đỏ ối của gạch, ngói, gốm Vĩnh Long có màu hồng vô cùng tự nhiên, sau khi được nung ửng lớp phấn trắng phơn phớt bên ngoài như sương.

Làng gốm Vĩnh Long
Làng gốm Vĩnh Long

Làng gốm Khmer

Làng gốm Khmer thuộc An Giang đã tồn tại hàng trăm năm qua với các loại sản phẩm nổi bật là nồi (cà om), bếp (cà ràng), lò than, khuôn đổ bánh khọt…

Làng gốm Khmer
Làng gốm Khmer

Với những thông tin về 12 làng gốm Việt Nam nổi tiếng hy vọng rằng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra, nấu ai trong chúng ta muốn tìm hiểu về lịch sử phát triển của gốm sứ Việt Nam cũng như những thông tin liên quan đến gốm sứ xin liên hệ về:

GỐM QUỲNH HƯƠNG

Địa chỉ: Xóm 5, Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Số điện thoại: 0988 157 188

Email: gomquynhhuong@gmail.com

Website: https://gomquynhhuong.com/