Cách ngâm rượu Mật Nhân đơn giản, hiệu quả tại nhà

Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích về cách ngâm rượu mật nhân, công dụng và các lưu ý khi sử dụng loại rượu này.

Tìm hiểu về cây mật nhân

Cây mật nhân hay còn gọi là cây bách bệnh, thuộc họ thanh thất, trong khoa học có tên là Eurycoma longifolia.

Cây mật nhân được biết đến là loài cây quý với nhiều dược tính có tác dụng chữa bệnh.

Xuất xứ, phân bố

Loài cây này có xuất xứ từ Malaysia và Indonesia. Về sau, cây mật nhân cũng xuất hiện ở các nước khác như phía nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Tại Việt Nam, cây tập trung phân bố ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và khu vực Tây Nguyên.

Đặc điểm

cây mật nhân

Cây mật nhân là loài thân gỗ có chiều cao từ 15 – 20m khi trưởng thành. Cây có nhiều lông, nhiều nhánh, thường mọc dưới tán các cây to.

Lá mọc sắp xếp đối xứng với nhau, kiểu kép lông chim, không có cuống, phân bố từ 13 đến 42 lá nhỏ trên 1 cành lá nhỏ. Lá hình trứng, trươn láng, dày, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu trắng hơi xanh.
Hoa mọc thành chùm màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu, được bao bọc bởi một lớp lông tơ bên ngoài. Mỗi bông có từ 5 – 6 cánh hoa nhỏ. Trên mỗi một cây chỉ có một hoa cái hoặc một hoa đực.
Quả có hình trứng, hơi dẹt, ở giữa có rãnh. Khi còn nhỏ quả có màu xanh và khi chín có màu đỏ nâu, bên trong có một hạt nhỏ. Quả mật nhân được dùng làm thuốc.
Rễ cây có hình trụ, bao bọc bởi một lớp vỏ màu vàng nâu, trơn nhẵn và lõi thì có màu vàng nhạt. Rễ mật nhân (củ mật nhân) có mùi thơm dịu nhẹ. Bộ phận này chứa nhiều hoạt chất nhất, nên thường được dùng làm thuốc.

Xem thêm: Những mẫu ấm trà tử sa cao cấp giá tốt

Bộ phận được sử dụng làm thuốc

Hầu hết các bộ phận của cây mật nhân đều được sử dụng làm thuốc, chỉ trừ hoa. Trong đó, phần rễ hay còn gọi là củ mật nhân được dùng làm thuốc nhiều nhất do có chứa nhiều dược tính tốt.

Quá trình thu hái, sơ chế, bảo quản

Thu hái: Thời điểm thu hái cây mật nhân có thể diễn ra vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
Sơ chế: Sau khi thu hái xong mỗi bộ phận sẽ được sơ chế: Quả được rửa sạch, phơi khô. Rễ, thân và vỏ của cây được cắt thành từng khúc nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô. Tất cả các bộ phận này sẽ được bào chế thành dạng bột hoặc được chiết cùng với chất lỏng lấy từ gốc cây mật nhân.

Bảo quản: các bộ phận của cây dùng làm dược liệu sau khi đã chế biến sẽ được để trong lọ thủy tinh hoặc túi ni lông kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần có trong cây mật nhân

Trong phần vỏ cây mật nhân có chứa nhiều chất urycomalacton nên gây đắng, bên cạnh đó còn các thành phần như: camopesterol, quasin, bsitorol, hydroxyxeton…Còn các bộ phận khác thì chứa các chất: alkaloid, quassinoid, triterpen, β – sitosterol, campestrol, eurycoinanol, 6 – dion, glucopyranosid…

Xem thêm: Giá của một bộ ấm chén bát tràng cao cấp là bao nhiêu?

Cây mật nhân có tác dụng gì?

  • Hỗ trợ điều trị sinh lý, chẳng hạn như xuất tinh sớm, liệt dương ở nam giới, giúp điều chỉnh số lượng và nâng cao chất lượng của tinh trùng.
  • Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng khi đến kỳ của phụ nữ.
  • Điều trị đi ngoài hoặc kiết lỵ
  • Chữa trị bệnh ngứa, ghẻ, chàm ở trẻ.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, tạo cảm giác ăn ngon.
  • Ngăn ngừa hoạt động của các loại vi rút gây bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
  • Hỗ trợ giảm đau xương khớp, tê bì tay chân.
  • Làm mát trong, có lợi cho thận
  • Có khả năng giảm tác hại của rượu bia lên cơ thể
  • Điều trị tẩy giun sán.

Xem thêm: Địa chỉ mua đồ thờ cúng bàn thờ gia tiên

Những ai nên dùng cây mật nhân?

Do có chứa nhiều dược tính tốt đối với sức khỏe nên loài cây này được dùng cho nhiều người:

  • Nam giới bị suy giảm chứng năng sinh lý và các vấn đề khác về sinh lý.
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, hay đau bụng kinh.
  • Trẻ em bị chàm, nổi mẩn, ghẻ lở.
  • Người bị mắc các bệnh do ký sinh trùng.
  • Người bị đau nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay.
  • Người có hệ tiêu hóa kém, mắc chứng chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
  • Người sử dụng rượu bia bị say.

Cách sử dụng cây mật nhân hiệu quả

Cách sử dụng cây mật nhân

– Hãm hoặc đun mật nhân đã được sơ chế thành các đoạn nhỏ uống thay nước để cải thiện chức năng gan, giải nhiệt, chữa bệnh gout, khí huyết lưu thông kém, kiết lỵ, tiêu chảy và một số bệnh khác.

– Mật nhân phơi khô tán thành bột mịn, trộn cùng mật hoặc một ít nước ấm viên lại thành các viên nhỏ để uống.
Ngoài ra, mật nhân có thể được chế thành cao để uống: Mật nhân tán thành bột mịn, trộn thêm mật ong đem nấu ở nhiệt độ 55 độ C. Khi nguội, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách làm này được dùng để chữa các chứng bệnh: đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, cải thiện chức năng sinh lý.

– Bên cạnh các cách sử dụng trên, cây mật nhân còn được dùng để ngâm rượu, giúp kích thích tiêu hóa rất tốt.

Rễ cây mật nhân thái mỏng, phơi héo đem ngâm với rượu tầm 1 tháng. Ngoài ra để giảm vị đắng, các bạn có thể kết hợp ngâm cùng táo mèo và chuối hột khô.

Hay có thể ngâm cùng sáp mật ong và rượu. Sau khoảng 1 – 1,5 tháng là dùng được.

Hướng dẫn cách ngâm rượu từ cây mật nhân

cách ngâm rượu mật nhân

Để ngâm được rượu mật nhân đúng chuẩn, bạn cần chuẩn bị: rễ của cây mật nhân đã được rửa sạch, thái mỏng, phơi héo và rượu trắng loại ngon.
Cách ngâm:

Thông thường 7 lít rượu sẽ được ngâm với 1 kg rễ cây mật nhân. Nên đổ rượu ngập dược liệu để có thể lấy được hết các chất bên trong thân rễ. Để giảm vị đắng có trong rễ cây, bạn có thêm ngâm cùng quả táo mèo và chuối hột khô.

Lưu ý: Rượu cây mật nhân có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng mỗi bữa bạn chỉ nên dùng 1 chén nhỏ để mang lại tác dụng tốt, tránh sử dụng bừa bãi, quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe và lãng phí dược liệu quý.

Công dụng của rượu cây mật nhân

– Rượu cây mật nhân có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý, nhất là đối với những người yếu sinh lý.

– Hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức mỏi xương khớp. Nếu sử dụng rượu mật nhân đều đặn, hợp lý sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, có khả năng phục hồi cao.

–  Rượu mật nhân còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường trí nhớ, giảm mệt mỏi, căng thẳng.

Những người không nên sử dụng rượu cây mật nhân

  • Người bị dị ứng và mẫn cảm với các thành phần của cây.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Trẻ nhỏ dưới 9 tuổi.
  • Người bị bệnh tim mạch, dạ dày, gan và các bệnh suy giảm chức năng nội tạng

Một số lưu ý khi sử dụng cây mật nhân

lưu ý khi sử dụng cây mật nhân

– Dùng đúng liều lượng vừa phải, tránh các tác dụng ngoài ý muốn

– Thực hiện đúng theo hướng dẫn

– Tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi dùng, xem mình có thuộc đối tượng không sử dụng được không.

– Trong khi sử dụng nếu có bất kỳ vấn đề gì thì cần dừng và nhận tư vấn từ bác sỹ.

Tác dụng phụ của cây mật nhân

Cây mật nhân là loại cây dược liệu lành tính. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng, bạn có gặp một số vần đề như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, dị ứng…thì cần ngưng dùng và đến ngay các cơ sở ý tế gần nhất.

Hy vọng qua những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về loài cây dược liệu mật nhân cũng như cách ngâm rượu mật nhân đơn giản, có nhiều tác dụng ngay tại nhà.

Xem thêm