Làng gốm sứ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Nhắc tới gốm sứ là người ta nhắc tới Bát Tràng, làng gốm sứ cổ đã có từ lâu đời nằm bên dòng sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, Tp.Hà Nội.

Làng gốm sứ Bát Tràng – Ý nghĩa văn hóa trên giá trị làng nghề

Làng gốm Bát Tràng ngày nay phát triển mạnh mẽ, với những sản phẩm gốm sứ đa dạng, phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng cả nước.

Với các mặt hàng thuộc nhiều lĩnh vực như:

(Bấm vào Ảnh đại diện nhóm sản phẩm để xem tổng hợp mẫu và giá gốm sứ chuẩn 100% Bát Tràng từ xưởng:

Bình trà
Bình trà
Lục bình sứ
Lục bình sứ
Bình hút lộc
Bình hút lộc
Lọ hoa Bát Tràng
Lọ hoa Bát Tràng
Bát đĩa gốm sứ
Bát đĩa gốm sứ
Tranh gốm sứ
Tranh gốm sứ
Đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng men rạn
Đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng men rạn

Có câu “Ước gì anh lấy được nàng – Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”. Làng gốm Bát Tràng với giá trị văn hóa được vun đắp từ bao đời, trải qua nhiều sóng gió, làng gốm xưa vẫn giữ nghề, nuôi nghề và dưỡng nghề.

Lịch sử làng gốm sứ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Từ xưa, người dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ gia dụng và trang trí. Nguyên liệu để sản xuất gốm sứ Bát Tràng là loại đất sét được lấy từ làng Cổ Điền, Vĩnh Phúc, hoặc từ làng Dâu, Bắc Ninh. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng ban đầu chủ yếu là hàng đất trắng (hàng sứ), mãi về sau này mới phát triển dòng gốm đất đỏ, với cốt đất được lấy từ Hồ Lao, Hồ Lễ ở Hải Dương hoặc Thổ Hà bên Bắc Ninh.

Trước đây, việc nung đốt sử dụng lò than, những năm gần đây mới chuyển sang sử dụng lò gas. Thời kỳ còn sử dụng là than để nung gốm, về làng Bát Tràng đâu đâu cũng thấy than, than đen đường, than đắp khắp các tường và khói than ám vào cây cối. Dùng lò than, người ta cho sản phẩm vào trong một cái gọi là “bao” hay “bao thơi” sau đó xếp những bao chữa sản phẩm gốm này vào lò xen lẫn cùng với than để nung. Thường với cách nung truyền thống này người thợ gốm khó có thể điều chỉnh được nhiệt độ nung theo ý mình, do vậy chất lượng các sản phẩm gốm sứ của làng gốm Bát Tràng trước đây không được cao như bấy giờ, màu sắc thường bị ám khói hoặc có màu tối.

Làng gốm Bát Tràng chuyển mình mạnh mẽ

Đồ thờ cúng men khử 2 lửa - Men xanh tràm
Đồ thờ cúng men khử 2 lửa – Men xanh tràm

Ngày nay, bộ mặt Bát Tràng đã có nhiều thay đổi, lò gas làm cho môi trường nơi đây trong sạch hơn, những sản phẩm gốm sứ cũng sáng đẹp hơn, và với lò gas có thể chủ động điều chỉnh nhiệt trong quá trình nung nên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cũng có cơ hội phát triển hơn. Những mặt hàng đa dạng, phong phú với chất lượng ngày càng được nâng cao. Không chỉ có những sản phẩm truyền thống xưa như chum, vại, bát đĩa, ngày này về với Bát Tràng chúng ta thấy rất nhiều những sản phẩm gốm sứ mới lạ với đa dạng mẫu mã: Lọ hoa Bát Tràng trang trí, ấm chén Bát Tràng, tranh gốm sứ Bát Tràng, lọ lục bình với nhiều kích thước khác nhau…

Bát Tràng hiện nay không chỉ phát triển mạnh các mặt hàng gốm sứ của mình và còn đẩy mạnh lĩnh vực du lịch, một lĩnh vực mà Bát Tràng rất có tiềm năng. Một làng gốm cách trung tâm Hà Nội không xa, có bề dày lịch sử đang chuyển mình mạnh mẽ, nắm bắt thời cơ mới khi mà ngành du lịch đang phát triển mạnh ở nước ta.

Chum gốm Bát Tràng đắp nổi hoa văn
Chum gốm Bát Tràng đắp nổi hoa văn

Về Bát Tràng hôm này, vào bất kỳ ngày nào cũng là cảnh tấp nập người qua lại, người mua, người bán nhộn nhịp, xe chở nguyên liệu, xe chở hàng đi tiêu thụ không ngớt. Những người dân Bát Tràng đã và đang đi lên bằng chính nghề ông cha để lại.