Tổng hợp kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng từ A – Z

Bạn đang có ý định đến Bát Tràng tham quan du lịch nhưng chưa biết phải đi như thế nào, ăn chơi gì ở đó? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, gomquynhhuong.com sẽ hướng dẫn bạn chi tiết kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng từ A – Z trong vòng 1 ngày nhé.

1. Địa chỉ của làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng

Cách trung tâm của thành phố Hà Nội 14km, làng gốm Bát Tràng tọa lạc ở ven sông Hồng, thuộc khu vực của huyện Gia Lâm. Bát Tràng là làng gốm nổi tiếng và có lịch sử lâu đời nhất của Việt Nam. Hàng năm, Bát Tràng đón hàng ngàn du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan thưởng thức nét văn hóa lâu đời.

Tên Bát Tràng đã tồn tại hơn 500 năm, kể từ thời nhà Lý. Nơi đây chuyên sản xuất và thiết kế các loại gốm sứ, đa dạng về mục đích sử dụng, mẫu mã, kiểu dáng.

Ghé thăm nơi đây, bạn có thể tận mắt chứng kiến quá trình làm ra các sản phẩm gốm của các nghệ nhân. Ngoài ra, bạn có thể chính tay tạo ra những tác phẩm của chính mình, dưới sự hướng dẫn của những người thợ chuyên nghiệp.

Ngày nay việc đi đến làng gốm Bát Tràng đã thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi đi sâu vào làng gốm sẽ có nhiều ngõ ngách nhỏ nên bạn cần đi cẩn thận nhé.

Cuối tuần này hãy bắt đầu tour với kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng mà Gốm Quỳnh Hương gợi ý nhé.

Xem thêm: Giá bộ ấm chén bát tràng cao cấp có đắt không?

2. Phương tiện đi đến làng gốm Bát Tràng

2.1. Xe máy, ô tô

Đến làng gốm Bát Tràng bằng xe máy
Đến làng gốm Bát Tràng bằng xe máy

Nếu bạn đi đến làng gốm Bát Tràng bằng xe máy hoặc ô tô thì hãy di chuyển theo đường bên dưới cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy hoặc Thanh Trì. Sau đó men theo đường sông Hồng đi tiếp cho đến khi thấy biển chỉ dẫn làng gốm Bát Tràng. Đi thêm khoảng 5 phút nữa là bạn đã đến nơi rồi.

Theo kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng bằng xe máy/ô tô thì thời gian đi sẽ mất khoảng 20-25 phút.

2.2. Xe bus

Đến làng gốm Bát Tràng bằng xe bus
Đến làng gốm Bát Tràng bằng xe bus

Di chuyển đến làng gốm Bát Tràng bằng xe bus có chi phí rẻ nhất, an toàn nhất.

Muốn đến làng gốm Bát Tràng bằng xe bus, trước tiên, bạn hãy bắt chuyến xe từ vị trí của mình đến Long Biên. Khi đến đầu đường Trần Nhật Duật, bạn hãy bắt chuyến xe bus 47A xuất phát từ bến xe Long Biên đến điểm làng gốm Bát Tràng.

Bạn sẽ mất khoảng 30-40 phút để đi. Kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng dành cho bạn là hãy dành cho mình một giấc ngủ ngon lành trong khi xe bus di chuyển.

Xem thêm: Nên mua đồ thờ cúng ở đâu khu vực Hà Nội

2.3. Thuyền

Đến làng gốm Bát Tràng bằng thuyền
Đến làng gốm Bát Tràng bằng thuyền

Phương tiện này ít người lựa chọn vì có giá khá đắt, khoảng 300-400.000đ/người, nhưng lại mang đến sự độc đáo cho tour du lịch. Nếu muốn có một trải nghiệm mới lạ thì bạn có thể lựa chọn phương tiện này. Bạn sẽ được đi thuyền qua đền Chử Đồng Tử và làng gốm Bát Tràng.

Với kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng của nhiều người đã trải qua, thì phương tiện này chỉ dành cho người có thời gian thôi.

3. Chơi ở đâu khi đến làng gốm Bát Tràng?

3.1. Làng cổ Bát Tràng

Làng cổ Bát Tràng
Làng cổ Bát Tràng sở hữa kiến trúc cổ xưa độc đáo

Đây là địa điểm bạn không thể bỏ lỡ. Nơi đây sở hữu lối kiến trúc cổ xưa độc đáo. Bạn có hứng thú khi ngồi trên 1 chiếc xe, được kéo bởi chú trâu để tận hưởng vẻ đẹp mộc mạc, không khí đậm chất Việt Nam thời cổ xưa.

3.2. Đình làng Bát Tràng

Đình làng Bát Tràng
Đình làng Bát Tràng nơi diễn ra nhiều lễ hội

Đây là nơi thờ Thành Hoàng Làng, có mặt hướng về sông Hồng. Nếu đến đúng dịp, bạn có thể sẽ được tham gia các lễ hội, trò chơi náo nhiệt và độc đáo tại nơi đây.

Xem thêm: bình hút tài lộc đặt ở đâu thì hợp phong thủy

3.3. Nhà cổ Vạn Vân

Nhà cổ Vạn Vân
Nhà cổ Vạn Vân trưng bày nhiều công trình gốm sứ cổ

Đi sâu vào làng cổ Bát Tràng, bạn sẽ được tham quan nhà cổ Vạn Vân. Tại đây trưng bày những họa tiết, công trình gốm sứ đến từ trước thế kỷ 15.

Nhà có 3 gian, được xây dựng từ hơn 10 năm trước. Gian nhà đầu tiên đặc biệt vô cùng, nó chính là ngôi nhà gỗ cổ 200 tuổi được “bê” nguyên về từ Thái Bình. Gian thứ 2 là một ngôi nhà cổ có xuất xứ từ Nam Định. Gian thứ 3 thì được xây dựng tại đó sẵn.

Để tham quan chiêm ngưỡng nhà cổ Vạn Vân, hãy đến trong khoảng thời gian 8h sáng đến 5h chiều nhé.

3.4. Nặn gốm

Nặn gốm
Trải nghiệm nặn gốm đầy thú vị

Bạn có thể hóa thân thành những người thợ làm gốm chỉ với mức phí 20.000đ. Đến làng gốm mà không chính tay làm ra các sản phẩm gốm thì quả là lãng phí.

Những người thợ chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn cho bạn, giúp bạn hoàn thành tác phẩm của mình.  Sau khi nặn xong, những người thợ sẽ giúp bạn nung khô sản phẩm. Sau đó, bạn sẽ dùng cọ vẽ tô điểm cho tác phẩm của mình.

Nếu muốn lưu giữ kiệt tác đầu tay của mình lâu hơn, bạn có thể trả phí để tráng bóng. Tổng chi phí cho “trò chơi” hấp dẫn này chỉ khoảng 40- 60.000đ thôi.

3.5. Tham quan chợ gốm

Tham quan chợ gốm
Chợ gốm với nhiều sản phẩm độc đáo

Bạn có thể thỏa sức chiêm ngưỡng và lựa chọn những sản phẩm gốm đẹp mắt tại đây. Bàn tay của những nghệ nhân tài hoa đã tạo ra những sản phẩm vô cùng đặc sắc, từ bình, cốc, chén, đồ lưu niệm đến đồ trang trí, đồ thờ cúng…

Giá các sản phẩm gốm tại đây thường có mức giá rẻ hơn so với thị trường bên ngoài nữa đó. Kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng dành cho bạn là hãy hỏi thật kỹ giá trước khi mua nhé.

3.6. Thưởng thức cà phê

Cà phê Ando Bát Tràng
Cà phê Ando Bát Tràng

Nếu muốn “rời xa thành phố khói bụi” để đến “nơi không gian yên bình” thì bạn có thể đến những quán cà phê tại làng gốm Bát Tràng. Nổi tiếng nhất phải kể đến cái tên Ando. Nghe tên thì có vẻ rất Tây nhưng quán lại có phong cách đậm chất truyền thống, cổ xưa. Các sản phẩm trong quán hầu hết được làm bằng gốm, với những hoa văn đặc sắc tinh xảo. Quán cũng có không gian để trưng bày các sản phẩm gốm đặc biệt, bạn có thể tham quan và mua về làm kỷ niệm.

4. Đến làng gốm Bát Tràng thì ăn gì?

Đến làng gốm Bát Tràng thì ăn gì
Đặc sản làng gốm Bát Tràng

Dạo chơi mệt rồi, chắc hẳn là bạn đang cảm thấy đói bụng rồi. Làng gốm Bát Tràng có món ăn nào đặc sắc nhỉ?

Các quán ăn nơi đây thường rất dân dã, có những món ăn đặc sản như bánh sắn, chè hoa sói, mực xào su, bánh tẻ, ổi Đông Dư..

Nổi tiếng nhất ở nơi đây mà ai ghé thăm cũng muốn thử, đó là canh măng mực. Nước dùng ngọt lịm, măng tươi giòn thơm ngon. Món ăn này thường được sử dụng trong các dịp truyền thống, giỗ tết, cưới xin của người dân nơi đây.

Đến làng gốm Bát Tràng thì ăn gì 2

Giá các món ăn thì cũng vô cùng “hạt dẻ” nhé, bánh tẻ chỉ 6000đ/cặp, bánh sắn nướng cũng chỉ 5000đ/chiếc thôi.

5. Kinh nghiệm mua đồ lưu niệm

+ Mặc cả theo phán đoán nhé, hãy đi từ 2/3 giá đi lên sao cho phù hợp với mong muốn của cả người mua và người bán.

+ Vì đồ làm bằng gốm sứ dễ bị vỡ, nên khi di chuyển bạn hãy thật cẩn thận nhé, để tránh phải đền bù đáng tiếc.

+ Xem thật kỹ xem sản phẩm có bị lỗi hay không.

+ Kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng là giá càng rẻ khi càng đi vào sâu chợ.

Kinh nghiệm mua đồ lưu niệm ở Bát Tràng
Kinh nghiệm mua đồ lưu niệm ở Bát Tràng

Đến Bát Tràng để trải nghiệm văn hóa lịch sử lâu đời của ông cha ta. Với kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng từ A – Z này, chắc chắn bạn đã tự tin xách ba lô lên và đến Bát Tràng ngay đúng không? Chúc bạn có được chuyến đi vui vẻ nhé!

Liên hệ gốm Quỳnh Hương theo địa chỉ dưới đây để chọn mua các sản phẩm ấm chén bọc đồng tốt nhất hiện nay.

GỐM QUỲNH HƯƠNG

Địa chỉ: Xóm 5, Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Số điện thoai: 0988 157 188

Email: gomquynhhuong@gmail.com