Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên? Những điều cần chú ý

Bàn thờ là nơi linh thiêng, nơi gia chủ thờ cúng tổ tiên cùng các vị quan thần linh với mong cầu may mắn, sức khỏe và tài lộc cho gia đình mình. Chính vì là nơi thờ phụng trang nghiêm nên việc lau dọn vệ sinh cũng rất quan trọng, không thể tùy tiện. Vậy có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không? Tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên không?

Theo các chuyên gia về tâm linh và phong thủy thì việc lau dọn bàn thờ tốt nhất là khoảng 2 – 3 tháng 1 lần. Khi tiến hành lau dọn bàn thờ thì gia chủ không nên quá tỉ mỉ chi tiết như cách dọn bàn thờ cuối năm đón năm mới.

Đặc biệt, cần tránh việc lau dọn bàn thờ thường xuyên vì nơi đặt bát hương là nơi cần tụ khí. Việc lau dọn thường xuyên có thể khiến bát hương bị xê dịch – điều cực kỳ kiêng kị. Khi thắp hương vào những ngày lễ, rằm, thì gia chủ chỉ cần lau nhẹ nhàng để bàn thờ sạch bụi, mạng nhện mà thôi.

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên không

Cách vệ sinh bàn thờ chuẩn là gì?

Để bàn thờ gia tiên luôn sạch sẽ, linh thiêng và không phạm phải những điều cấm kị thì gia chủ cần biết cách vệ sinh bàn thờ đúng nhất. Trước khi tiến hành vệ sinh bàn thờ thì gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ. Nếu dọn bàn thờ không phải dịp cuối năm thì chỉ nên lau dọn bộ thờ cúng, lau sạch bụi, mạng nhện là được. Đặc biệt, không được xê dịch vị trí của bát hương khi lau dọn.

Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên dùng nước bao sái được trộn từ các loại thảo dược như quế hồi, đinh hương, bạch đàn, gỗ vang,… Nếu không có thì có thể sử dụng rượu gừng để thay thế.

Khi không phải lau dọn bàn thờ cuối năm thì không cần dọn quá tỉ mỉ và các thành viên trong gia đình cũng có thể tham gia dọn dẹp được. Nếu muốn tỉa bớt chân hương thì nên chọn ngày cuối tháng để bàn thờ được sạch sẽ. Sau khi bày biện lại đồ thờ thì nên thắp hương vái lạy gia tiên, thần linh.

Những điều cần kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ ra sao?

Khi tiến hành lau dọn bạn thờ bạn nên lưu ý những điều kiêng kỵ sau để tránh phạm phải ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của cả gia đình.

Tỉa chân hương sai cách

Tỉa chân hương sai cách

Rất nhiều người thường tiến hành tỉa chân hương khi bát hương bị đầy. Tuy nhiên việc này cần làm hết sức quan trọng vì nếu làm sai cách sẽ ảnh hưởng tới tài lộc của gia đình bạn. Khi tỉa chân hương cần để lại trong bát số chân hương lẻ là 3, 5 hoặc 7. Chân hương sau khi tỉa cần được hóa và thả xuống sông.

Di chuyển bát hương

Theo quan niệm của người xưa, bát hương bị xê dịch quá nhiều sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình gặp tai họa, xui xẻo. Bát hương bị di chuyển sẽ không chứng giám được lòng thành của gia chủ với tổ tiên. Vì thế không được tự ý xê dịch bát hương khi lau dọn.

Rửa bài vị bằng nước lạnh

Nếu trên bàn thờ có bài vị của thần phật thì gia chủ nên lau trước bằng nước thơm sau đó thay nước mới rồi lau bài vị tổ tiên. Không được lau bài vị gia tiên trước bài vị Phật.

Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh và gia tiên sai vị trí

sắp xếp đồ thờ

Khi lau dọn nên lưu ý vị trí của đồ thờ để sau khi lau dọn xong cần xếp đồ thờ vào đúng vị trí cũ. Nếu bạn sắp xếp sai đồ thờ sẽ gây ảnh hưởng tới may mắn của cả gia đình. Đồ thờ nên sắp xếp gọn gàng, tránh bừa bộn gây lục đục trong gia quyến.

Làm vỡ đồ thờ

Đồ thờ cúng là vật rất thiêng liêng, thể hiện được sự tôn kính của gia chủ với tổ tiên nên cần lau dọn cẩn thận để tránh đổ vỡ. Việc đổ vỡ đồ thờ cúng đặc biệt là bát hương sẽ khiến gia chủ gặp phải chuyện không may.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên”. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết lau dọn bàn thờ đúng cách, tránh những điều đại kỵ để luôn mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

>> Xem thêm: Đồ thờ cúng Bát Tràng