Làng gốm cổ truyền Bát Tràng – Hình thành và phát triển
“Ước gì anh lấy được nàng – Để anh mua gạch Bát Tràng về xây” một câu ca dao đã có từ lâu đời nói về cái nghề của làng cổ Bát Tràng. Theo truyền thuyết kể lại thì làng Bát Tràng được xây dựng từ những người gốc của làng Bồ Bát (Thanh Hóa), làng được xây dựng từ thời nhà Lý, và theo đó phát triển cho tới nay. Trong quá trình giao lưu thông thương, làng gốm sứ Bát Tràng cũng như văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Quốc, tuy vậy, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cao cấp vẫn có những nét riêng mang bản sắc vùng miền. Nét đặc trưng của những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được xây dựng nên từ chính chất đất quê hương cùng với bàn tay tạo tác của những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng, phong cách riêng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Không bảo thủ chỉ biết tới truyền thống, gốm sứ Bát Tràng không ngừng đổi mới, bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đưa gốm sứ Bát Tràng trở thành một thương hiệu nổi tiếng, không chỉ phổ biến ở trong nước mà còn được bạn bè quốc tế biết tới và ưa chuộng.
Gốm sứ Bát Tràng là sự lựa chọn thích hợp để trang trí cho ngôi nhà bạn, ngoài ra, những món quà tặng gốm sứ cao cấp sẽ thực sự thích hợp cho mục đích làm quà tặng, quà biếu vì những ý nghĩa thiết thực của nó.
Những đặc điểm đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng như:
– Cốt gốm dày dặn, chắc và nặng
– Nung ở nhiệt độ cao 1300 độ C, nên sản phẩm gốm thường rắn đanh chắc và gõ vào có tiếng kêu vang.
– Được làm hoàn toàn thủ công, đó là lý do khi nhìn thoáng qua thì các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không có được nét vẽ thanh, sắc nét và giống nhau một loại như các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc.
– Có 5 loại men cơ bản: men lam, men nâu, trắng ngà, men xanh rêu, men rạn giả cổ. Khi theo từng dòng sản phẩm lại có sự phân chia chi tiết hơn. Đặc biệt, ở Bát Tràng, mỗi gia đình, mỗi nghệ nhân lại có cho mình những công thức pha men riêng, do vậy, làm đa dạng các mẫu men tại Bát Tràng và xuất hiện những dòng men rất lạ và độc đáo.
Gốm sứ Bát Tràng đa dạng mẫu mã, nhiều kích thước khác nhau, trong đó có những dòng sản phẩm chủ yếu như: Ấm chén Bát Tràng, tranh gốm sứ Bát Tràng, đồ thờ cúng Bát Tràng, lọ lục bình, gốm sứ xây dựng nói chung.
Thách thức trong thời kỳ mới
Trong thời kỳ kinh tế mở cửa, các sản phẩm gốm sứ Việt Nam cũng chịu không ít những cạnh tranh, đặc biệt tới từ Trung Quốc, một nước cũng có bề dày phát triển gốm sứ. Không ít cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã không còn giữ được truyền thống cho sản phẩm của mình, không ít cơ sở lấy hàng Trung Quốc về gắn mắc Bát Tràng, tạo nên sự phức tạp và làm mất dần đi giá trị đích thực của sản phẩm gốm sứ Bát Tràng.
Vậy phải làm gì để gìn giữ truyền thống, để phát triển là câu hỏi lớn, là vấn đề lớn đối với mỗi người Bát Tràng. Đây không phải câu chuyện của một người, mà cần có sự chung tay góp sức của mỗi một người Bát Tràng, của những nghệ nhân yêu cái đẹp đích thực. Đồng thời với đó, cần có sự am hiểu của những người tiêu dùng, có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và nâng cao giá trị, sức sống của sản phẩm mang thương hiệu dân tộc.
Mr.AD