Trà hoa cúc là thức uống thơm ngon và có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như chống cảm cúm, giảm mỡ máu, giải tỏa căng thẳng. Để tác dụng được phát huy tối đa thì bạn cần biết cách uống trà hoa cúc đúng cách. Nếu chưa biết gì nhiều về loại trà này thì cùng gomquynhhuong.com tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.
Xem thêm về những mẫu ấm tử sa của chúng tôi ngay !
1. Định nghĩa về Trà hoa cúc
Nếu bạn muốn uống trà hoa cúc đúng cách thì bạn cần hiểu rõ Trà hoa cúc là gì. Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc mà trong đó thành phần chính là hoa cúc khô. Trà hoa cúc có thể chỉ có hoa cúc khô hoặc thêm 1 vài vị khác để tăng hương vị như cam thảo, mật ong,…
Loại trà này được coi là một loại thức uống tao nhã, thi vị trong văn hóa uống trà của người Việt. Loại hoa cúc được phơi khô làm trà thuộc họ Asteraceae, có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum. Hoa có tính mát, giúp giải nhiệt, giải độc, bổ não và chống suy nhược thần kinh.
2. Tác dụng tuyệt vời của Trà hoa cúc
Uống Trà hoa cúc đúng cách sẽ giúp các tác dụng tuyệt vời này được phát huy tối đa tác dụng. Trà hoa cúc có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đó là:
2.1. Trà hoa cúc giúp giải cảm
Hoa cúc có tính mát, có thể dùng để hạ sốt. Trà hoa cúc thường được sử dụng để chữa cảm lạnh kèm sốt cao, phong hàn hay sưng tấy. Hãy pha 1 thìa hoa cúc khô cùng với hoa kim ngân, lá bạc hà khô với 1 lít nước sôi. Chờ trà nguội và thưởng thức, những tách trà sẽ giúp giải cảm hiệu quả.
2.2. Trà hoa cúc giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Trà hoa cúc không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn có thể điều trị đau thắt ngực, làm dịu những cơn đau ngực từ bệnh động mạch vành. Trong hoa cúc có nhiều chất flavones, một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm huyết áp và giảm cholesterol.
2.3. Trà hoa cúc giúp ngăn ngừa ung thư
Chất apigenin trong hoa cúc có tác dụng chống lại các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào ở đường tiêu hóa, vú, da, tuyến tiền liệt và tử cung.
2.4. Trà hoa cúc giúp tiêu độc, nhuận gan
Muốn tiêu độc, nhuận gan, giảm mụn, chữa viêm gan cấp tính, hãy pha trà hoa cúc với hoa kim ngân, bồ công anh. Còn nếu muốn sở hữu một làn da sáng mịn, sắc mặt tươi tắn thì có thể kết hợp trà hoa cúc với nấm phục linh.
2.5. Trà hoa cúc giúp trị mất ngủ, hạ huyết áp
Theo khảo sát, nếu bạn uống 1 cốc trà hoa cúc trước khi ngủ, bạn sẽ có 1 giấc ngủ ngon hơn. Trà hoa cúc giúp thần kinh bớt căng thẳng, giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn. Trà hoa cúc còn giúp giãn mạch máu, giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
2.6. Trà hoa cúc giúp cải thiện sức khỏe đôi mắt
Trà hoa cúc giúp cải thiện thị lực cho người mắt mờ, tầm nhìn yếu. Thưởng thức ngay những tách trà hoa cúc nếu mắt bạn hay bị đau, khô đỏ do đọc sách hoặc làm việc với máy tính trong thời gian dài.
2.7. Trà hoa cúc giúp làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người
Khi cơ thể bị nóng thường xuất hiện phát ban, nổi mẩn đỏ khó chịu. Trà hoa cúc có tác dụng giải nhiệt, làm dịu các vết ban đỏ. Pha trà hoa cúc uống mỗi 2-3g cho đến khi các vết đỏ biến mất và hạn chế ăn các đồ cay nóng để tránh bị nóng trong người.
2.8. Trà hoa cúc giúp giảm đau bụng kinh
Trà hoa cúc giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ hành kinh, từ đó các cơn đau bụng kinh khó chịu sẽ được giảm bớt.
2.9. Các lợi ích khác
Trà hoa cúc còn có tác dụng giảm căng thẳng, trị hôi miệng và khô miệng. Trà hoa cúc còn làm dịu thần kinh, giúp cơ thể thư giãn hơn.
3. Cách uống trà hoa cúc đúng cách
3.1. Uống trà hoa cúc đúng cách vào sáng sớm
Hãy nhâm nhi 1 tách trà hoa cúc nóng sau khi ăn sáng 30 phút để các giác quan của bạn có thể được đánh thức. Sau một đêm dài, trà hoa cúc sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn, cơ thể sẽ có nhiều năng lượng hơn.
3.2. Uống trà hoa cúc đúng cách vào bữa trưa
Sau bữa ăn trưa 30 phút cũng là khoảng thời gian thích hợp để thưởng thức 1 ly trà hoa cúc. Tách trà sẽ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, bổ sung năng lượng cho quá trình học tập, làm việc cho nửa ngày còn lại.
3.3. Uống trà hoa cúc đúng cách vào sau bữa tối
Hãy uống 1 tách trà hoa cúc sau bữa ăn tối 30 phút và 1 tách trước khi ngủ 30 phút để có 1 giấc ngủ ngon hơn nhé. Đây là khoảng thời gian các chất dinh dưỡng trong trà hoa cúc được cơ thể hấp thụ tốt nhất.
Lưu ý: Không nên uống trà hoa cúc khi cơ thể đang quá nóng hoặc quá lạnh.
4. Tác dụng phụ của Trà hoa cúc
Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, hoặc các bộ phận của cây, bạn không nên dùng trà hoa cúc vì có thể bị ngứa, phát ban, mẩn đỏ.
Ngoài ra, trà hoa cúc sẽ có 1 số tác dụng phụ sau:
4.1. Rối loạn tiêu hóa
Trà hoa cúc có thể chống táo bón, tiêu chảy,… Nhưng với hệ tiêu hóa của người lớn tuổi thì hoa cúc có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Do đó, người lớn tuổi khi sử dụng trà hoa cúc cần lưu ý đến liều lượng.
4.2. Viêm da nhạy cảm
Đối với người có da nhạy cảm, chất Alantolactone trong hoa cúc sẽ gây ra tình trạng kích ứng da, mẩn đỏ, viêm da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn tia cực tím khác.
4.3. Giảm tác dụng của thuốc
Trà hoa cúc có thể gây giảm tác dụng của 1 số thuốc về huyết áp thấp, tiểu đường, thuốc chữa ung thư, kháng khuẩn hay kháng viêm. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường khi sử dụng trà hoa cúc, nên ngừng sử dụng và gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến.
4.4. Không tốt cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường, nên khi sử dụng trà hoa cúc có thể bị kích thích dạ dày, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, không nên sử dụng trà hoa cúc cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
>>> Tham khảo 1 số mẫu ấm chén Bát Tràng đẹp, cao cấp
Ấm trà tử sa Bát Tràng
Ấm trà men lam Bát Tràng
Ấm trà men rạn Bát Tràng
Ấm trà đất đỏ Bát Tràng
Ấm trà men Hoả Biến Bát Tràng
Ấm tích Bát Tràng
Ấm trà hoa văn Bát Tràng
Hy vọng bài viết của Gốm Quỳnh Hương đã giúp bạn biết uống trà hoa cúc đúng cách. Biết cách sử dụng đúng sẽ giúp trà hoa cúc phát huy tối đa tác dụng, có lợi cho sức khỏe người sử dụng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và cảm ơn bạn đã đọc bài viết.